09:13 27/09/2023
Nông dân xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú vướt khó, thoát nghèo từ mô hình nuôi và làm mắm cá lóc
Từ rất lâu, những con cá lóc được người dân xã Mỹ Phước nuôi theo cách truyền thống là thả nuôi tự nhiên trong ruộng lúa hoặc tận dụng mặt nước tự nhiên để thả nuôi vèo. Người nông dân kết hợp thả cá để sau khi thu hoạch lúa sẽ thu hoạch cá làm tăng thêm thu nhập. Tuy nhiên giá thành và đầu ra thường không ổn định, nông dân gặp khó khăn trong việc tìm đầu ra của con cá. Hộ Nông dân Trần Thái Cường là một trong những hộ hội viên nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của địa phương nhiều năm liền đã tìm ra giải pháp sản xuất Mắm cá lóc tháo gỡ khó khăn đang gặp phải, cũng như tăng giá trị sản phẩm, giải quyết việc làm cho trên 30 lao động tại địa phương. Sản phẩm mắm cá lóc Cường Quắn là sản phẩm tiềm năng OCOP tiêu biểu của xã Mỹ Phước. Đã giải quyết được bài toán nan giải cho đầu ra của con cá lóc tại địa phương.

Sản phẩm mắm cá lóc 

Nhìn thấy quyết tâm và hướng đi đúng đắn đó, Hội Nông dân xã nói riêng và chính quyền địa phương nói chung luôn sát cánh hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hộ sản xuất. Ngày 17/8/2023 Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng cùng Phòng NN&PTNT huyện Mỹ Tú đã tiến hành thả cá giống hỗ trợ mô hình “Nuôi cá lóc gắn với chế biến tiêu thụ” thuộc hoạt động năm 2023 của Trung tâm khuyến nông Sóc Trăng. Nhằm hỗ trợ thêm kỹ thuật nuôi cá lóc đạt năng suất và bảo đảm chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.

Cá lóc giống đảm bảo chất lượng hỗ trợ cho hộ

Hàng năm đến tháng bảy, tháng tám âm lịch là đến mùa thả nuôi cá lóc vèo, cũng như  bà con bỏ vụ không xạ lúa để đất nghỉ ngơi và tận dụng ruộng lúa bỏ vụ để thả nuôi cá đăng quầng, bắt óc làm thức cho các loại cá nuôi, baba...mang lại hiệu quả kinh tế cao. 

Hội viên nông dân Trần Thái Cường là một trong những gương điển hình tiêu biểu vượt khó vươn lên thoát nghèo làm giàu chính đáng. Từ hai bàn tay trắng làm thuê làm mướn từng ngày, hộ đã mài mò học hỏi kế thừa đem ngành nghề làm mắm truyền thống phát huy thành sản phẩm mang tính thị trường. Xây dựng mô hình làm ăn theo chuỗi giá trị nâng cao giá trị sản phẩm. Đầy đủ tiêu chuẩn và sức cạnh tranh trên thị trường rộng lớn. Cơ sở sản xuất có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, kết quả kiểm nghiệm, công bố sản phẩm, nhãn hiệu độc quyền, có đăng ký mã số mã vạch truy xuất nguồn gốc sản phẩm....Đặc biệt, giá bán phù hợp với túi tiền của đa số người dân. 

Tận dụng 50m2  mặt nước thả 50 ngàn con cá lóc giống

Nuôi cá lóc vèo có lợi thế là diện tích không cần quá lớn, với 50m2 mặt nước bông vèo là có thể thả 50 ngàn con cá lóc giống, dể chăm sóc và kiểm soát chất lượng. Xã Mỹ Phước có 2 nguồn cá lóc vô cùng phong phú. Chính vì vậy mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị của hội viên nông dân Trần Thái Cường sẽ là tiền đề nhằm phát huy nguồn lợi của địa phương, nâng cao chất lượng sản phẩm với số lượng ngày càng nhiểu, góp phần quảng bá các loại đặc sản và phát triển kinh tế địa phương. Qua đó tạo việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, góp phần thực hiện tiêu chí thu nhập trong xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Thương hiệu mắm cá lốc của vựa mắm Cường Quắn

Nguyễn Thị Ý –Hội Nông dân xã Mỹ Phước
CHÍNH SÁCH NGHỊ ĐỊNH MỚI
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Truy cập hôm nay : 55
Truy cập trong 7 ngày :427
Tổng lượt truy cập : 44134