1. Anh Thạch Tha ấp Xóm Tro 2, xã Châu Hưng, huyện Thạnh Trị là 01 hội viên nông dân nghèo cần cù trong lao động, nhưng do ko có vốn làm ăn nên chỉ làm ruộng, kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn. Được biết anh Thạch Tha được cha mẹ cho 2,5ha ruộng để làm ăn, mỗi năm anh làm 03 vụ lúa, thu nhập cũng không cao chỉ đủ để trang trải bữa ăn của gia đình. Năm 2017 anh được chính quyền, địa phương hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn ngân hàng chính sách xã hội cho hộ nghèo vay, anh được vay 20.000.000 đồng để trồng trọt, nhưng do thời tiết không thuận lợi, mưa giong làm lúa ngã đỗ vụ mùa thu hoạch không lợi nhuận, nên khó khăn thêm chồng chất khó khăn. Với ý chí cần cù, chịu khó, anh không nản lòng, tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước và bà con xung quanh cải tạo lại 0,5ha đất ruộng để trồng thêm rau màu, theo anh nghĩ nếu trồng lúa không lỡ vụ mùa thua lỗ thì có rau màu thu hoạch cũng đỡ hơn mất trắng.
Vợ chồng anh Thạch Tha bên mô hình trồng màu dưới chân ruộng
Năm 2019 được sự quan tâm của Ban Thường vụ Hội Nông dân huyện, anh được tiếp cận nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân với số tiền 30.000.000 đồng để đầu tư sản xuất, ngoài ra anh vay mượn thêm người thân trong gia đình thêm 30.000.000 đồng để cải tạo đất và trồng trọt. Được Hội Nông dân xã và chính quyền địa phương tạo điều kiện cho anh Thạch Tha tham gia lớp tập huấn về chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện ở địa phương và lớp tập huấn canh tác rau màu ngắn ngày, anh Thạch Tha đã mạnh dạng chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi, bước đầu anh đưa màu xuống chân ruộng và mua thêm 02 bò sinh sản. Diện tích màu dưới chân ruộng là 0,8 ha, xuống giống các loại như đậu bắp, khổ qua và đậu que và các loại rau khác và 0,2ha anh trồng cỏ để nuôi bò. Sau 01 chuyển đổi cây trồng và vật nuôi, lợi nhuận đem về đáng kể sau khi trừ các chi phí 105 triệu/02 vụ màu và hơn 78 triệu đồng/ 03 vụ lúa.
Mô hình trồng màu dưới chân ruộng của hội viên Thạch Tha
tại ấp Xóm Tro 2 – xã Châu Hưng – Huyện Thạnh Trị.
Anh Thạch Tha chia sẽ: cũng nhờ sự quan và hỗ trợ từ Hội Nông dân và chính quyền địa phương mà gia đình anh đã vươn lên thoát nghèo trong hơn 03 chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi, ngoài các nguồn thu nhập từ rau màu và làm ruộng, tôi còn kết hợp thêm chăn nuôi vịt sau khi thu hoạch lúa, lợi nhuận thu về từ đàn vịt hơn 30.000.000 đồng/năm. Tôi mong muốn mô hình làm ăn của gia đình mình được nhân rộng hơn trong xã, vì tôi thấy được trồng lúa kém hiệu quả vì địa phương là vùng chủng, nên kết hợp với trồng màu dưới chân ruộng vì dễ chăm sóc, ngắn ngày được thu hoạch, kinh phí bỏ ra cũng không nhiều mà lợi nhuận thì cao. Nếu lở 03 vụ lúa thu hoạch không được mùa, thì còn 02 vụ màu bù lại không để mất trắng.
Bà Nguyễn Việt Thuý Chủ tịch Hội Nông dân xã Châu Hưng cho biết đây là một trong những mô hình mà được đầu tư từ nguồn vốn quỹ hỗ trợ nông dân huyện mang lại hiệu quả và lợi nhuận kinh tế cao. Anh Thạch Tha không những là tắm gương nông dân tiêu biểu, cần cù trong lao động, sản xuất, mà còn được Hội Nông dân huyện công nhận là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi trong 02 năm liền 2021 và 2022. Từ kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi của anh Thạch Tha, nhận thấy là hướng đi đúng phù hợp với điều kiện kinh tế tại địa phương, Hội Nông dân xã sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hội viên nông dân mạnh dạng chuyển đổi cơ cấu cây trồng để cải thiện đời sống, nâng cao kinh tế gia đình, góp phần phát triển kinh tế địa phương.
2. Thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã tạo sức lan tỏa sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân, trong đó có hội viên nông dân phường 3, thành phố Sóc Trăng hưởng ứng tích cực. Từ đây có nhiều cách làm mới, gương điển hình, tiêu biểu trong học tập và làm theo Bác trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó phải kể đến tấm gương hội viên nông dân Nguyễn Văn Hùng, Chi hội nông dân khóm 9, phường 3 với tinh thần không ngừng tìm tòi, sáng tạo, vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Mô hình trồng màu tưới phun tự động hộ anh Nguyễn Văn Hùng
Khi mới lập gia đình ra sống riêng, gia đình không có vốn, thiếu đất sản xuất, thu nhập chính nhờ vào 1ha đất ruộng và làm thuê thêm, đời sống gia đình gặp nhiều khó khăn, nhờ vào tính siêng năng, cần cù, không ngại khó, sau thời gian làm lụn vợ chồng anh dành dụm được ít vốn, năm 2013 anh sang được 2 ha đất để trồng thêm màu. Từ đây thu nhập gia đình cũng dần ổn định.
Năm 2016 anh đã mạnh dạng chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao đời sống gia đình như: “Trồng ớt sừng châu phi”, “Trồng rau màu sử dụng hệ thống tưới tự động theo công nghệ 4.0” và các loại màu ngắn ngày khác. Anh cho biết “Sau khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng thu nhập gia đình anh tăng lên, nếu làm ruộng thì 03 vụ thu hoạch về khoảng 30 triệu đồng, còn hiện tại chuyển đổi sang trồng màu thì tôi được thu hoạch thường xuyên, nhưng đỡ tốn công chăm sóc, nếu thời tiết thất thường ảnh hưởng đến rau màu thì khả năng thu lỗ sẽ thấp hơn làm lúa. Thu nhập bình quân 2ha rau màu sau khi trừ các chi phí tôi lãi gần 140 triệu đồng/năm”.
Qua nhiều năm trồng trọt anh tiếp cận với tiên bộ khoa học kỹ thuật, kiến thức từ các lớp tập huấn về cây trồng vật nuôi, được Hội Nông dân xã quan tâm cho anh đi tham quan nhiều mô hình trong ngoài tỉnh, nhận thấy mô hình nuôi lươn không bùn phù hợp với điều kiện tại địa phương và dễ chăm sóc, anh đã tận dụng diện tích đất sung quanh nhà xây thêm 3 bể nuôi lươn không bùn với diện tích 5m2/ bể và thả 3.000 con lươn giống. Anh chia sẽ “mô hình nuôi lươn này rất dễ nuôi, đầu tư bể nuôi cũng đơn giản, chi phí thức ăn đầu tư ít, không tốn nhiều thời gian, mỗi ngày chỉ phải bỏ ra khoảng 15 phút cho lươn ăn và thay nước, làm sao đảm bảo nước luôn sạch và trong thì con lươn sẽ đỡ bệnh, đầu ra đảm bảo, giá bán cho thương lái từ 140.000 đồng – 160.000 đồng/kg. Bình quân lợi nhuận thu về từ lươn sau khi trừ các chi phí hơn 370 triệu đồng/ năm”.
Nhờ Chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi mà kinh tế gia đình anh ổn định vươn lên khấm khá, đầu năm 2019 anh Nguyễn Văn Hùng cất được căn nhà khang trang và mở rộng thêm 3 bể nuôi lươn không bùn để ươn lươn giống.
Bể nuôi lươn không bùn của Anh Nguyễn Văn Hùng
Theo đồng chí Phương Chí Cường, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Phường 3, Thành phố Sóc Trăng nhận xét: anh Nguyễn Văn Hùng là hội viên nông dân gương mẫu luôn chấp hành tốt chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp của Nhà nước, là nông dân cần cù, chịu khó không ngừng học hỏi để tìm hiểu áp dụng khoa học công nghệ vào trồng trọt và chăn nông để tăng thu nhập gia đình, nhận thấy mô hình chuyển đổi cơ giống cây trồng và vật nuôi của anh Nguyễn Văn Hùng là hướng đi đúng, phù hợp với điều kiện tại địa phương. Trong thời gian tới, Hội Nông dân Phường 3 sẽ tiếp tục vận động, tuyên truyền bà con đẩy mạnh chuyển đổi những vùng đất kém hiệu quả sang các mô hình đạt tiêu chuẩn cao. Bên cạnh việc tạo điều kiện hỗ trợ bà con tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi, chúng tôi cũng chủ động đề xuất với huyện và phối hợp với đơn vị liên quan tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ cây, con giống để bà con nông dân áp dụng vào sản xuất, chăn nuôi đạt hiệu quả cao nhất…”