Anh Nguyễn Hoài Ngân (bên phải) chủ vườn Mãng cầu cùng Lãnh đạo Hội Nông dân & Phòng nông nghiệp huyện Châu Thành
Đến nay, sau hơn 2 năm dày công mày mò vừa trồng vừa tìm hiểu, anh đã rút nhiều kinh nghiệm. Anh Ngân cho biết: mãng cầu Thái là loại cây khá dễ trồng, ít sâu bệnh, không đòi hỏi quy trình kỹ thuật cao. Trong quá trình canh tác không sử dụng nhiều phân bón nên ít tốn kém chi phí đầu tư hơn các loại cây trồng khác. Đặc biệt, cây trồng càng lâu năm cho năng suất càng cao. Để kích thích cây ra hoa, kết trái cần cắt tỉa cành cho cây. Sau 2,5 năm trồng cây sẽ bắt đầu cho trái, mỗi quả trung bình từ 400g – 600g, mỗi cây cho thu hoạch khoảng 12 kg quả, với giá bán ra thị trường từ 50.000 đồng – 60.000 đồng, thị trường luôn thiếu nguồn cung nên các thương lái tới tận vườn thu mua. Năm 2021, tôi bán được 400 triệu đồng tiền quả, chưa trừ chi phí.
Cây Mãng cầu đang cho trái tại vườn anh Nguyễn Hoài Ngân
Cũng theo anh Ngân, so với nhiều loại cây ăn quả được trồng ở địa phương, mãng cầu có nhiều ưu điểm hơn, có tiềm năng phát triển kinh tế cao hơn. Loại cây trồng này có thể cho trái 2 đợt mỗi năm nên nông dân đảm bảo thu nhập. Do đó, thời gian tới, anh tiếp tục nhân rộng mô hình này trên toàn bộ diện tích đất của gia đình, mở rộng diện tích trồng mãng cầu để cung cấp ra thị trường sản phẩm tốt nhất, đảm bảo chất lượng và an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng.
Bên cạnh đó anh còn chia sẻ kinh nghiệm cho hội viên nông dân trong ấp Đắc Thắng về kỹ thuật trồng mãng cầu, đến nay trong ấp đã có 07 hộ thực hiện mô hình trồng mãng cầu với hơn 5.000 cây. Hướng tới Hội Nông dân xã Hồ Đắc Kiện sẽ phối hợp với phòng Nông nghiệp huyện và các ngành chức năng hướng dẫn cho anh Ngân cùng 07 hộ trồng mãng cầu thực hiện các bước theo luật Hợp tác xã năm 2012 để thành lập Hợp tác xã "Trồng mãng cầu", đồng thời đăng ký thương hiệu mãng cầu sạch để đưa ra thị trường nhằm đạt được chỉ tiêu nghi quyết "Mỗi xã một sản phẩm"./.