Nhận thấy, Cua biển là đối tượng vật nuôi truyền thống ở địa phương nhưng quy mô phát triển còn nhỏ số hộ nuôi thành công chưa cao do việc áp dụng quy trình kỹ thuật nuôi truyền thống chưa tốt, nguồn thức ăn từ cá tạp tự nhiên hiện nay cũng rất khan hiếm không thể chủ động được nguồn thức ăn cho Cua khi nuôi. Mặc khác, việc nuôi Cua trong một ao không sang ra, không kiểm tra được sức khỏe của Cua, không có chế độ ăn phù hợp nên chất lượng thịt Cua, chất lượng gạch Cua rất thấp hoặc khó nuôi lên gạch nên giá bán cho thương lái không cao dẫn đến hiệu quả kinh tế cũng không cao.
Để nâng cao hiệu quả nuôi Cua trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu trong thời gian tới, thì việc cải tiến quy trình cách nuôi là hết sức quan trọng. Trong đó việc nuôi Cua hai giai đoạn và nuôi trong hộp nhựa sử dụng thức ăn công nghiệp kết hợp với thức ăn tươi sống mà đặc biệt là Cá rô phi được nuôi hoặc sinh sản tự nhiên trong ao nuôi Cua để làm thức ăn cho Cua ăn và áp dụng tốt quy trình kỹ thuật mớinuôi trong họp nhựa là hết sức cần thiết.
Ứng dụng kỹ thuật nuôi Cua biển trong hộp nhựalà giải pháp cơ bản để khắc phục diện tích nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng kém hiệu quả, góp phần giảm thiểu môi trường ô nhiễm, hạn chế mầm bệnh. Nhằm hỗ trợ cho các hộ nuôi tôm trong khu vực tổ chức lại phương pháp sản xuất có hiệu quả, ổn định tiến tới phát triển nhân rộng mô hình. Từ những nguyên nhân nêu trên, Hội Nông dân thị xã đã phối hợp với Trạm Khuyến Nông thị xã Vĩnh Châu đề xuất xây dựng mô hình điểm: Nuôi cua biển thương phẩm trong hộp nhựa kết hợp nuôi Cá rô phi. Mô hình được thực hiện điểm tại hộ hội viên nông dân Du Quốc Bảo, ấp Năm Căn, xã Vĩnh Tân, thị xã Vĩnh Châu, quy mô 0.4 ha, Cua biển được nuôi trong hộp nhựa, bình quân so diện tích nuôi ao mật độ là1 con/m2, tỉ lệ sống 60%, FCR = 1, kích cỡ ước đạt 300g/con, sản lượng ước đạt 720 kg.Hiện đã cung cấp giống và tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi Cua biển trong hộp nhựa và phương pháp cho ăn thức ăn cá tạp, kết hợp thức ăn viên công nghiệp bổ sung.