Hội viên nông dân xã An Thạnh Đông phấn khởi vì trúng mùa củ sắn
Để xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững, nâng cao hiệu quả sản xuất đó là việc đa dạng hóa các loại cây trồng, tăng giá trị sử dụng đất trên cùng một đơn vị diện tích. Thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, tiến tới nông thôn mới nâng cao.
BCH Hội Nông dân xã An Thạnh Đông đã dựa vào thế mạnh về sản xuất nông nghiệp của địa phương để tuyên truyền vận động hội viên và nhân dân chuyển đổi các diện tích đất nhiễm phèn, nhiễm mặn, bạc màu trồng kém hiệu quả cải tạo đất sang trồng các loại cây khác với năng suất và chất lượng cao có sức cạnh tranh hơn.
Trong những ngày gần đây, khi ai đến xã An Thạnh Đông, huyện Cù Lao Dung, luôn cảm thấy không khí nhộn nhịp của các thương lái săn tìm tranh nhau mua củ sắn và cảnh bà con nông dân chủ động ra đồng tỉa đọt, làm cỏ, xịt thuốc, bón phân mong sao cho củ sắn mau to củ để kịp thu hoạch vụ mùa sắp đến.
Hội viên, nông dân tỉa đọt sắn định kỳ
Chú Nguyễn Văn Bè ấp Đền Thờ cho biết: “Tôi tận dụng đất nền bỏ trống cải tạo trồng khoảng 450m vuông củ sắn, từ trước đến nay tôi chưa từng trồng củ sắn, nhờ học hỏi những hộ có kinh nghiệm trồng củ sắn hướng dẫn, không ngờ đợt thu hoạch này đạt sản lượng 2,3 tấn củ, bán cho thương lái tại ruộng với giá 8.000 đồng/kg (mua hốt hột), tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm trước. Với giá bán này, sau khi trừ hết chi phí tôi còn lãi trên 10 triệu đồng”.
Hộ chú: Nguyễn Văn Bè thu hoạch củ sắn
Còn ông Trần Văn Dũng ở xã Đặng Trung Tiến vui mừng kể: “Hơn 10 năm trong nghề trồng củ sắn, đa phần từ huề đến lỗ, ít có lời nhiều. Nếu như các năm trước thương lái chỉ mua với giá từ 1.500 - 2.000 đồng/kg lại còn làm khó nông dân nhiều thứ, thì nay họ đến tận rẫy thu mua với giá từ 6.000 - 8.000 đồng/kg (mua hốt hột, không cần phân loại kích cỡ). Năm nay tui trồng được 9,5 công củ sắn, dự kiến sẽ cho sản lượng khoảng 10 tấn củ/công, ước lợi nhuận khoảng”.
Theo một số nông dân nơi đây cho biết, trồng củ sắn gay go nhất là tới vụ thu hoạch nhưng không bán được vì loại nông sản này không thể neo lại chờ giá lên cao, để củ quá to củ sẽ có nhân và chất lượng kém. Do đó, bà con buộc phải bán rẻ cho thương lái vì không có cách nào hơn. Hiện nay trên toàn xã có khoảng 95 hộ dân trồng củ sắn với diện tích trên 21ha tập trung chủ yếu tại 02 ấp Trương Công Nhựt và ấp Đặng Trung Tiến đến nay đã được 3 tháng, thông thường củ sắn xuống giống sau khoảng 4 tháng thì cho thu hoạch. Giá thuê nhân công đào củ sắn, phân loại, vô bao hiện nay từ 230.000 - 250.000 đồng/người/ngày, tăng 20.000 đồng so với cùng kỳ năm 2021.
Đồng chí: Trần Văn Minh, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: “Với lợi thế, điều kiện, thỗ nhưỡng của địa phương rất thích hợp trồng các loại màu ngắn ngày, đặc biệt là củ sắn. Trong thời gian tới, địa phương sẽ thành lập Tổ hợp tác trồng màu tại ấp Trương Công Nhựt và ấp Đặng Trung Tiến nhằm chia sẽ kinh nghiệm trong trồng trọt; giảm chi phí phân bón, thuốc BVTV, góp phần tăng thu nhập gia đình”.