Mô hình nuôi lươn không bùn đã giúp cho nhiều nông dân Sóc Trăng phát triển kinh tế trong những năm qua. Tuy nhiên, hiện nay do ảnh hưởng dịch bệnh covid-19 giá lươn thương phẩm liên tục giảm, thị trường tiêu thụ của nông dân gặp nhiều khó khăn.
Sau thời gian tìm tòi học hỏi kinh nghiệm, anh Lê Văn Phúc ở ấp Tân Lộc, xã Lâm Tân - huyện Thạnh Trị đã quyết định xây các bể nuôi lươn để phát triển kinh tế gia đình. Mặc dù là lần đầu tiên anh nuôi thử nghiệm, nhưng trọng lượng và tỷ lệ lươn nuôi đạt khá cao. Tuy nhiên, hiện hơn 1 tấn lươn đã quá thời gian thu hoạch hơn 3 tháng, anh vẫn chưa thể bán vì chỉ khoảng 120.000 đồng/kg lươn loại 1, thấp hơn cùng kỳ năm trước gần phân nửa. Anh vẫn cố gắng duy trì nuôi hy vọng giá lươn thương phẩm được cải thiện để bù lỗ. Anh Phúc chia sẻ: “Từ trước đến giờ tôi chủ yếu trồng lúa, thấy người ta nuôi lươn nên học hỏi làm theo, ở chỗ cung cấp con giống người ta cũng hướng dẫn kỹ thuật thêm cho mình. Nhưng mà giờ giá người ta thu mua thấp quá, không có lời nên tôi nuôi đợi có giá hơn chút mới bán”.
Mô hình nuôi lươn không bùn của hội viên nông dân
Tại huyện Mỹ Tú, những năm qua nhiều hộ nông dân đã đầu tư phát triển mô hình nuôi lươn không bùn, tập trung nhiều ở xã Hưng Phú, Long Hưng, Mỹ Phước... Tuy nhiên, mấy tháng qua do ảnh hưởng của dịch bệnh covid-19, hầu hết người nuôi đều gặp khó vì giá lươn giảm thấp. Vì giá rẻ, nhiều nông dân quyết định cho lươn ăn cầm chừng đợi giá hợp lý để bán. Theo nông hộ, lươn nuôi không bùn sau khoảng 10 tháng sẽ cho thu hoạch với trọng lượng mỗi con từ 200gr đến 500gr. Theo đó, chi phí sản xuất bao gồm tiền con giống, thức ăn… sẽ dao động khoảng 140.000 đồng/kg, vì vậy nều bán dưới mức giá này, xem như người nuôi bị thua lỗ. Anh Lê Đẹt Anh ở ấp Mới, xã Hưng Phú cho biết: “Lần này tôi nuôi lươn thấy đạt vì kích cỡ đồng đều, màu sắc lươn đẹp. Nhưng mà giá có 120.000 đồng/kg không có lời, giờ tôi bắt ốc cho ăn cầm chừng, chứ tiền tôi mua con giống hơn 50 triệu rồi”.
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, việc sinh hoạt, sản xuất, chăn nuôi của người dân gặp nhiều khó khăn. Thời gian qua, hội nông dân các cấp đã chung tay hỗ trợ, tiêu thụ một số mặt hàng nông sản của nông dân. Trước tình trạng này, Hội nông dân tiếp tục tìm giải pháp để hỗ trợ tiêu thụ cho bà con. Đồng chí Lý Thanh Phong Phó Chủ tịch Hội nông dân huyện Mỹ Tú chia sẻ: “Do ảnh hưởng của dịch bệnh covid-19, thời gian qua nhiều mặt hàng nông sản trên địa bàn huyện Mỹ Tú gặp khó trong khâu tiêu thụ, hoặc tiêu thụ được nhưng giá còn thấp như rau màu, cam quýt…trong đó, có lươn nuôi thương phẩm. Trước tình hình này, hội nông dân huyện cũng đang tìm các giải pháp góp phần tiêu thụ cho bà con với giả cả hợp lý để người nuôi có lời.”
Những người nông dân chân lắm tay bùn chỉ mong sau mỗi vụ sản xuất, giá cả hợp lý để góp phần phát triển kinh tế gia đình. Với tình hình khó khăn hiện nay, người nuôi lươn chủ yếu là cầm chừng với hy vọng giá bán sẽ khởi sắc hơn để có động lực tái sản xuất trong thời gian tới ./.
Mô hình nuôi lươn không bùn đã giúp cho nhiều nông dân Sóc Trăng phát triển kinh tế trong những năm qua. Tuy nhiên, hiện nay do ảnh hưởng dịch bệnh covid-19 giá lươn thương phẩm liên tục giảm, thị trường tiêu thụ của nông dân gặp nhiều khó khăn.
Sau thời gian tìm tòi học hỏi kinh nghiệm, anh Lê Văn Phúc ở ấp Tân Lộc, xã Lâm Tân - huyện Thạnh Trị đã quyết định xây các bể nuôi lươn để phát triển kinh tế gia đình. Mặc dù là lần đầu tiên anh nuôi thử nghiệm, nhưng trọng lượng và tỷ lệ lươn nuôi đạt khá cao. Tuy nhiên, hiện hơn 1 tấn lươn đã quá thời gian thu hoạch hơn 3 tháng, anh vẫn chưa thể bán vì chỉ khoảng 120.000 đồng/kg lươn loại 1, thấp hơn cùng kỳ năm trước gần phân nửa. Anh vẫn cố gắng duy trì nuôi hy vọng giá lươn thương phẩm được cải thiện để bù lỗ. Anh Phúc chia sẻ: “Từ trước đến giờ tôi chủ yếu trồng lúa, thấy người ta nuôi lươn nên học hỏi làm theo, ở chỗ cung cấp con giống người ta cũng hướng dẫn kỹ thuật thêm cho mình. Nhưng mà giờ giá người ta thu mua thấp quá, không có lời nên tôi nuôi đợi có giá hơn chút mới bán”.
Mô hình nuôi lươn không bùn của hội viên nông dân
Tại huyện Mỹ Tú, những năm qua nhiều hộ nông dân đã đầu tư phát triển mô hình nuôi lươn không bùn, tập trung nhiều ở xã Hưng Phú, Long Hưng, Mỹ Phước... Tuy nhiên, mấy tháng qua do ảnh hưởng của dịch bệnh covid-19, hầu hết người nuôi đều gặp khó vì giá lươn giảm thấp. Vì giá rẻ, nhiều nông dân quyết định cho lươn ăn cầm chừng đợi giá hợp lý để bán. Theo nông hộ, lươn nuôi không bùn sau khoảng 10 tháng sẽ cho thu hoạch với trọng lượng mỗi con từ 200gr đến 500gr. Theo đó, chi phí sản xuất bao gồm tiền con giống, thức ăn… sẽ dao động khoảng 140.000 đồng/kg, vì vậy nều bán dưới mức giá này, xem như người nuôi bị thua lỗ. Anh Lê Đẹt Anh ở ấp Mới, xã Hưng Phú cho biết: “Lần này tôi nuôi lươn thấy đạt vì kích cỡ đồng đều, màu sắc lươn đẹp. Nhưng mà giá có 120.000 đồng/kg không có lời, giờ tôi bắt ốc cho ăn cầm chừng, chứ tiền tôi mua con giống hơn 50 triệu rồi”.
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, việc sinh hoạt, sản xuất, chăn nuôi của người dân gặp nhiều khó khăn. Thời gian qua, hội nông dân các cấp đã chung tay hỗ trợ, tiêu thụ một số mặt hàng nông sản của nông dân. Trước tình trạng này, Hội nông dân tiếp tục tìm giải pháp để hỗ trợ tiêu thụ cho bà con. Đồng chí Lý Thanh Phong Phó Chủ tịch Hội nông dân huyện Mỹ Tú chia sẻ: “Do ảnh hưởng của dịch bệnh covid-19, thời gian qua nhiều mặt hàng nông sản trên địa bàn huyện Mỹ Tú gặp khó trong khâu tiêu thụ, hoặc tiêu thụ được nhưng giá còn thấp như rau màu, cam quýt…trong đó, có lươn nuôi thương phẩm. Trước tình hình này, hội nông dân huyện cũng đang tìm các giải pháp góp phần tiêu thụ cho bà con với giả cả hợp lý để người nuôi có lời.”
Những người nông dân chân lắm tay bùn chỉ mong sau mỗi vụ sản xuất, giá cả hợp lý để góp phần phát triển kinh tế gia đình. Với tình hình khó khăn hiện nay, người nuôi lươn chủ yếu là cầm chừng với hy vọng giá bán sẽ khởi sắc hơn để có động lực tái sản xuất trong thời gian tới ./.
Mô hình nuôi lươn không bùn đã giúp cho nhiều nông dân Sóc Trăng phát triển kinh tế trong những năm qua. Tuy nhiên, hiện nay do ảnh hưởng dịch bệnh covid-19 giá lươn thương phẩm liên tục giảm, thị trường tiêu thụ của nông dân gặp nhiều khó khăn.
Sau thời gian tìm tòi học hỏi kinh nghiệm, anh Lê Văn Phúc ở ấp Tân Lộc, xã Lâm Tân - huyện Thạnh Trị đã quyết định xây các bể nuôi lươn để phát triển kinh tế gia đình. Mặc dù là lần đầu tiên anh nuôi thử nghiệm, nhưng trọng lượng và tỷ lệ lươn nuôi đạt khá cao. Tuy nhiên, hiện hơn 1 tấn lươn đã quá thời gian thu hoạch hơn 3 tháng, anh vẫn chưa thể bán vì chỉ khoảng 120.000 đồng/kg lươn loại 1, thấp hơn cùng kỳ năm trước gần phân nửa. Anh vẫn cố gắng duy trì nuôi hy vọng giá lươn thương phẩm được cải thiện để bù lỗ. Anh Phúc chia sẻ: “Từ trước đến giờ tôi chủ yếu trồng lúa, thấy người ta nuôi lươn nên học hỏi làm theo, ở chỗ cung cấp con giống người ta cũng hướng dẫn kỹ thuật thêm cho mình. Nhưng mà giờ giá người ta thu mua thấp quá, không có lời nên tôi nuôi đợi có giá hơn chút mới bán”.
Mô hình nuôi lươn không bùn của hội viên nông dân
Tại huyện Mỹ Tú, những năm qua nhiều hộ nông dân đã đầu tư phát triển mô hình nuôi lươn không bùn, tập trung nhiều ở xã Hưng Phú, Long Hưng, Mỹ Phước... Tuy nhiên, mấy tháng qua do ảnh hưởng của dịch bệnh covid-19, hầu hết người nuôi đều gặp khó vì giá lươn giảm thấp. Vì giá rẻ, nhiều nông dân quyết định cho lươn ăn cầm chừng đợi giá hợp lý để bán. Theo nông hộ, lươn nuôi không bùn sau khoảng 10 tháng sẽ cho thu hoạch với trọng lượng mỗi con từ 200gr đến 500gr. Theo đó, chi phí sản xuất bao gồm tiền con giống, thức ăn… sẽ dao động khoảng 140.000 đồng/kg, vì vậy nều bán dưới mức giá này, xem như người nuôi bị thua lỗ. Anh Lê Đẹt Anh ở ấp Mới, xã Hưng Phú cho biết: “Lần này tôi nuôi lươn thấy đạt vì kích cỡ đồng đều, màu sắc lươn đẹp. Nhưng mà giá có 120.000 đồng/kg không có lời, giờ tôi bắt ốc cho ăn cầm chừng, chứ tiền tôi mua con giống hơn 50 triệu rồi”.
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, việc sinh hoạt, sản xuất, chăn nuôi của người dân gặp nhiều khó khăn. Thời gian qua, hội nông dân các cấp đã chung tay hỗ trợ, tiêu thụ một số mặt hàng nông sản của nông dân. Trước tình trạng này, Hội nông dân tiếp tục tìm giải pháp để hỗ trợ tiêu thụ cho bà con. Đồng chí Lý Thanh Phong Phó Chủ tịch Hội nông dân huyện Mỹ Tú chia sẻ: “Do ảnh hưởng của dịch bệnh covid-19, thời gian qua nhiều mặt hàng nông sản trên địa bàn huyện Mỹ Tú gặp khó trong khâu tiêu thụ, hoặc tiêu thụ được nhưng giá còn thấp như rau màu, cam quýt…trong đó, có lươn nuôi thương phẩm. Trước tình hình này, hội nông dân huyện cũng đang tìm các giải pháp góp phần tiêu thụ cho bà con với giả cả hợp lý để người nuôi có lời.”
Những người nông dân chân lắm tay bùn chỉ mong sau mỗi vụ sản xuất, giá cả hợp lý để góp phần phát triển kinh tế gia đình. Với tình hình khó khăn hiện nay, người nuôi lươn chủ yếu là cầm chừng với hy vọng giá bán sẽ khởi sắc hơn để có động lực tái sản xuất trong thời gian tới ./.
Mô hình nuôi lươn không bùn đã giúp cho nhiều nông dân Sóc Trăng phát triển kinh tế trong những năm qua. Tuy nhiên, hiện nay do ảnh hưởng dịch bệnh covid-19 giá lươn thương phẩm liên tục giảm, thị trường tiêu thụ của nông dân gặp nhiều khó khăn.
Sau thời gian tìm tòi học hỏi kinh nghiệm, anh Lê Văn Phúc ở ấp Tân Lộc, xã Lâm Tân - huyện Thạnh Trị đã quyết định xây các bể nuôi lươn để phát triển kinh tế gia đình. Mặc dù là lần đầu tiên anh nuôi thử nghiệm, nhưng trọng lượng và tỷ lệ lươn nuôi đạt khá cao. Tuy nhiên, hiện hơn 1 tấn lươn đã quá thời gian thu hoạch hơn 3 tháng, anh vẫn chưa thể bán vì chỉ khoảng 120.000 đồng/kg lươn loại 1, thấp hơn cùng kỳ năm trước gần phân nửa. Anh vẫn cố gắng duy trì nuôi hy vọng giá lươn thương phẩm được cải thiện để bù lỗ. Anh Phúc chia sẻ: “Từ trước đến giờ tôi chủ yếu trồng lúa, thấy người ta nuôi lươn nên học hỏi làm theo, ở chỗ cung cấp con giống người ta cũng hướng dẫn kỹ thuật thêm cho mình. Nhưng mà giờ giá người ta thu mua thấp quá, không có lời nên tôi nuôi đợi có giá hơn chút mới bán”.
Mô hình nuôi lươn không bùn của hội viên nông dân
Tại huyện Mỹ Tú, những năm qua nhiều hộ nông dân đã đầu tư phát triển mô hình nuôi lươn không bùn, tập trung nhiều ở xã Hưng Phú, Long Hưng, Mỹ Phước... Tuy nhiên, mấy tháng qua do ảnh hưởng của dịch bệnh covid-19, hầu hết người nuôi đều gặp khó vì giá lươn giảm thấp. Vì giá rẻ, nhiều nông dân quyết định cho lươn ăn cầm chừng đợi giá hợp lý để bán. Theo nông hộ, lươn nuôi không bùn sau khoảng 10 tháng sẽ cho thu hoạch với trọng lượng mỗi con từ 200gr đến 500gr. Theo đó, chi phí sản xuất bao gồm tiền con giống, thức ăn… sẽ dao động khoảng 140.000 đồng/kg, vì vậy nều bán dưới mức giá này, xem như người nuôi bị thua lỗ. Anh Lê Đẹt Anh ở ấp Mới, xã Hưng Phú cho biết: “Lần này tôi nuôi lươn thấy đạt vì kích cỡ đồng đều, màu sắc lươn đẹp. Nhưng mà giá có 120.000 đồng/kg không có lời, giờ tôi bắt ốc cho ăn cầm chừng, chứ tiền tôi mua con giống hơn 50 triệu rồi”.
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, việc sinh hoạt, sản xuất, chăn nuôi của người dân gặp nhiều khó khăn. Thời gian qua, hội nông dân các cấp đã chung tay hỗ trợ, tiêu thụ một số mặt hàng nông sản của nông dân. Trước tình trạng này, Hội nông dân tiếp tục tìm giải pháp để hỗ trợ tiêu thụ cho bà con. Đồng chí Lý Thanh Phong Phó Chủ tịch Hội nông dân huyện Mỹ Tú chia sẻ: “Do ảnh hưởng của dịch bệnh covid-19, thời gian qua nhiều mặt hàng nông sản trên địa bàn huyện Mỹ Tú gặp khó trong khâu tiêu thụ, hoặc tiêu thụ được nhưng giá còn thấp như rau màu, cam quýt…trong đó, có lươn nuôi thương phẩm. Trước tình hình này, hội nông dân huyện cũng đang tìm các giải pháp góp phần tiêu thụ cho bà con với giả cả hợp lý để người nuôi có lời.”
Những người nông dân chân lắm tay bùn chỉ mong sau mỗi vụ sản xuất, giá cả hợp lý để góp phần phát triển kinh tế gia đình. Với tình hình khó khăn hiện nay, người nuôi lươn chủ yếu là cầm chừng với hy vọng giá bán sẽ khởi sắc hơn để có động lực tái sản xuất trong thời gian tới ./.