Vú sữa tím được bà con nông dân ở xã Trinh Phú, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng đưa vào trồng cách đây khoảng 10 năm, ưu điểm của loại cây này là cho trái sớm trước Tết, trái to và bán được giá. Năm 2019, Dự án phát triển cây ăn trái đặc sản của tỉnh được thành lập, mục tiêu cụ thể của dự án là hình thành vùng chuyên canh cây ăn trái đặc sản tập trung cũng như chuyển đổi, nâng cấp, trồng các loại cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao và tập hợp các nhà vườn, thành lập hợp tác xã (HTX), nhằm tạo liên kết sản xuất của các nhà vườn, tạo ra sản lượng hàng hóa lớn để gắn kết tiêu thụ sản phẩm đầu ra giữa HTX và doanh nghiệp. Một trong những trái cây đặc sản được dự án hỗ trợ HTX ký kết sản phẩm đầu ra là Vú sữa tím. Nhờ nhạy bén trong làm ăn nên sau khi nắm bắt được thông tin về loại vú sữa tím, nhiều nhà vườn ở ấp 3, xã Trinh phú, huyện Kế Sách đã mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng sang chuyên canh trồng Vú sữa tím. Thay đổi đã tạo nên khác biệt, trồng Vú sữa tím đã giúp nhiều hộ dân nâng cao thu nhập, vươn lên làm giàu, điển hình là gia đình anh Phan Thanh Phong, xã viên của Hợp tác xã Vú sữa tím Lộc Mãi ở ấp 3, xã Trinh Phú, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng, là một tấm gương nông dân năng động, dám nghĩ, dám làm và là gương điển hình trong phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi của xã Trinh phú.
Gặp anh Phong để nắm thông tin, chúng tôi được anh chia sẽ “Với 5.000 m2 đất vườn bưởi năm roi được cha mẹ cho khi lập gia đình, tuy nhiên, sau một thời gian dài canh tác, sản lượng không đạt, “cứ được mùa thì lại rớt giá, cứ mất mùa thì lại được giá” điệp ngữ đó cứ lập đi lập lại nên kinh tế gia đình anh lúc nào cũng rơi vào khó khăn. Khi đó, biết được Vú sữa tím là cây trồng chủ lực của địa phương, đang được sự quan tâm phát triển của các cấp chính quyền và có hỗ trợ của Hội Nông dân xã Trinh Phú tạo điều kiện đưa tôi đi tập huấn kỹ thuật nên tôi đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ bưởi năm roi 10 năm tuổi sang trồng vú sữa tím. Sau thời gian nghiên cứu cặn kẽ về thổ nhưỡng, cách chăm sóc, đầu ra sản phẩm, cách thức thu hoạch vú sữa. Năm 2015, tôi đã quyết định đốn các gốc bưởi lão, trồng 100 gốc vú sữa tím với cách làm rất riêng của mình”.
Anh Phong kể: “Đất nhà tôi rất thích nghi với cây vú sữa. Nhưng quan trọng nhất là làm sao để cho trái được mùa mà giá bán lại cao, không dội chợ, không bị ép giá và nhất là phải đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng. Ban đầu cũng khó khăn vì chưa có nhiều kinh nghiệm, sản lượng trái thấp. Thông thường, đầu vụ vú sữa thu hoạch còn ít, giá bán được thương lái mua khá cao, nhưng đến khi vào mua thu hoạch rộ, giá xuống thấp, thậm chí có năm vú sữa tím bán giá 5.000 - 6.000 đồng/kg, có vụ sau trừ hết các khoản chi phí đã đầu tư, tôi không thu được lợi nhuận gì hết, coi như vụ đó tôi bỏ công hoàn toàn”.
“Đúc kết được kinh nghiệm sau nhiều lần canh tác thất bại, không nãn lòng, cuối cùng sự kiên trì cũng được đền đáp khi đầu năm 2019, dự án phát triển cây ăn trái đặc sản tỉnh và địa phương được thành lập, dự án này đã tập hợp nhà vườn trồng vú sữa tím hình thành Hợp tác xã quan tâm đeo đuổi loại cây trồng này, tôi đã xin tham gia vào Hợp tác xã Lộc Mãi, với vai trò là xã viên tôi được HTX tạo điều kiện tham dự các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật, tập huấn về cách trồng, bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và các nuôi dưỡng bao bọc trái theo quy trình Vietgap để đảm bảo an toàn thực phẩm,… Sau khi thời gian tìm hiểu, nghiên cứu tôi đã về áp dụng trên mãnh vườn của mình, từ khâu thủy lợi, làm đất, cây trồng, cơ cấu và lịch thời vụ đúng quy định, đến nay, vườn vú sữa đã cho trái ổn định, trái to, thời điểm đầu vụ giá bán từ 50.000-60.000 đồng/kg, thời điểm chính vụ tuy có nhiều tác động giá có giảm nhưng vẫn ở mức 25.000 đến 30.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí tôi thu lợi nhuận khoảng 150 đến 200 triệu đồng/năm”. Anh phong cho biết thêm
Theo chân anh Phong ra tận vườn vú sữa tím, Chúng tôi được anh Phong mời uống nước dừa tươi ngọt lịm mới hái, ăn những trái vú sữa chín cây đầu mùa. Ngồi dưới những tàn cây trĩu quả, chúng tôi say sưa nghe anh Phong chia sẻ kinh nghiệm trồng vú sữa, anh bảo rằng “Nghề vườn vất vả lắm các em ơi!, thuận lợi là cây vú sữa dễ trồng, tuy nhiên muốn năng suất cao thì phải nắm vững và tuân thủ đúng quy trình chăm sóc. Vào đầu tháng 02 hàng năm, anh phải tĩa cành, vét bùn non để bồi vào các gốc cây, mỗi lần bồi bùn non cách nhau 3 tháng. Sau khi thu hoạch trái thì phải khai thông cho nước trong mương vườn chỉ còn lại khoảng 60% so với mức nước bình thường và làm tơi đất xung quanh gốc sau đó rãi phân để cải tạo lại đất trồng.
Theo anh phong thì để năng suất đạt cao và chất lượng thì quá trình canh tác yêu cầu phải đảm bảo theo quy trình như: Bón phân cũng phải đúng lúc, khi cây ra hoa là bắt đầu dưỡng bông, đến khi tượng trái (nút áo) nửa tháng phun thuốc trừ sâu 1 lần, Trước khi rãi phân vào xung quanh gốc vú sữa phải tưới nước trên đất liên tục để đất xốp ra dễ hấp thu nguồn phân. Nguồn phân bón không cần quá nhiều nhưng kết hợp hài hòa giữa phân hữu cơ và vô cơ theo tỷ lệ, đúng công thức và liều lượng, bởi sơ sẩy là háp bông, rụng trái. Bên cạnh đó, Với những cây vú sữa sai trái thì phải dùng dây và trụ gỗ để chằng chống, nhất là vào mùa mưa hay lúc gió bão bất thường. Khi cây vú sữa lên cao tầm 1m đến 1,2m thì phải cắt đọt để chúng phát triển tán chiều ngang với nhiều nhánh mới vừa dễ dàng thu hoạch, vừa dễ quan sát sâu bệnh, vừa dễ chăm sóc.
Trồng vú sữa thông thường là vậy, trồng được vú sữa đạt chuẩn xuất khẩu còn khó hơn gấp nhiều lần bởi trái vú sữa được xuất khẩu giá cố định 30.000 đồng/kg cao gấp 02 lần giá thị trường. Muốn trồng được vú sữa tím đạt chuẩn xuất khẩu thì quá trình sản xuất phải hết sức cẩn trọng và tuân thủ nghiêm ngặt mọi yêu cầu. Khó khăn là vậy, nhưng vú sữa của nhà anh Phong luôn dẫn đầu hợp tác xã Lộc Mãi về sản lượng và chất lượng. Tỷ lệ Vú sữa tím sau thu hoạch được Hợp tác xã bao tiêu đạt trên 95% tổng sản lượng, trong đó lượng vú sữa đạt chuẩn xuất khẩu qua Mỹ luôn đạt trên 50%, phần còn lại được đưa vào các siêu thị trong nước. Khi được hỏi bí quyết, không một chúc e ngại, anh nhiệt tình chia sẽ: để vú sữa của vườn nhà anh đạt chuẩn xuất khẩu thì quá trình canh tác anh luôn phải đảm bảo theo tiêu chuẩn VietGap. Khâu chọn cây giống phải là cây giống sạch bệnh, dư lượng thuốc trừ sâu sinh học, túi bao bọc trái cây, quy trình canh tác vú sữa không tồn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, trái không nhiễm dịch hại…
Ngoài ra, trong quá trình sản xuất, anh thường xuyên tham gia các lớp tập huấn của hợp tác xã để nắm thông tin, tham gia các buổi chuyển giao kỹ thuật về quản lý dịch hại do hợp tác xã phối hợp tổ chức để biết được yêu cầu của Cơ quan Kiểm dịch động vật Mỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh có nguồn gốc sinh học, ghi nhật kí sản xuất. Theo anh Phong, quan trọng nhất của cả quá trình là phải tuân thủ nghiêm ngặt vấn đề “bao trái” vì vú sữa tím rất dễ bị thiên địch là “Rùi vàng” đục thân làm cho trái chậm lớn và có dòi. “Trước nhất, chúng ta phải xác định chính xác thời điểm tiến hành bao trái, thời điểm bao trái tốt nhất lúc trái non bằng trái chanh, cách ly thời gian thu hoạch trái với các loại thuốc sinh học, đảm bảo an toàn tuyệt đối, theo quy trình canh tác phía đối tác quy định. Túi ni lon dùng phải là túi trong suốt cũng giúp quan sát được mức độ chín của trái, góp phần thuận lợi hơn khi thu hoạch. Trong quá trình trồng cây, nếu nghi ngờ trái của vườn mình bị vấn đề thì phải báo ngay cho chính quyền địa phương, ngành chuyên môn để có hướng xử lý, không nên đưa trái đi xuất khẩu, vì như vậy sẽ ảnh hưởng sau này, làm mất niềm tin phía doanh nghiệp thu mua, làm mất uy tín của cả tập thể Hợp tác xã nói riêng, và kể cả vùng trồng nói chung. Làm ăn quan trọng nhất là phải giữ chữ tín. Phải vì lợi ích chung, chứ không nên có tư tưởng lợi riêng cho bản thân, làm thiệt hại kinh tế cho cả tập thể”- Anh phong khẳng định
Và hiện nay, Vú sữa tím đang vào mùa thu hoạch, giá Hợp tác xã bao tiêu thu mua từ 25.000 đến 30.000 đồng/kg. Với diện tích vườn của tôi, sản lượng thu hoạch khoảng trên 6,5 tấn, trừ hết chi phí, tôi ước lãi khoảng 200 triệu đồng. Trước đó, vú sữa loại 1 giá bán chỉ đạt từ 10.000đ đến 15.000 đồng, sản lượng trái cho từ 2-3 tấn. Hiện tại, tôi cùng các xã viên khác đang nghiên cứu cách làm cho cây vú sữa cho trái nghịch mùa vừa đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn Vietgap và có đủ sản lượng cung cấp quanh cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
Ông Sử Quốc Lộc, Giám đốc Hợp Tác xã vú sữa tím Lộc Mãi nhận xét: “Anh Phan Thanh Phong là nông dân có tính tình rất cương nghị và quả quyết, anh có cách nghĩ, cách làm rất sáng tạo, hiệu quả. Vú sữa tím vườn nhà anh trồng luôn đạt năng suất cao, đạt chuẩn chất lượng an toàn VietGap, vì thế nguồn lợi nhuận mà anh phong thu về rất lớn. Bên cạnh đó, anh luôn nhiệt tình chia sẽ kinh nghiệm về trồng trọt, giúp đỡ các xã viên khác, vận động thêm nhiều thành viên tham gia góp phần mở rộng quy mô của HTX Lộc Mãi. Anh là một trong những xã viên của HTX rất thành công trong góp phần cung cấp sản phẩm để HTX xuất khẩu vú sữa tím sang Mỹ...”.
Anh Dương Bá Đăng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Trinh Phú phấn khởi cho biết, nhờ có những xã viên như anh Phong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tham tham gia vào hợp tác xã đã thay đổi cách nghĩ, cách làm cho nông dân làm vườn. Thay đổi suy nghĩ, cách làm truyền thống, cập nhật thông tin, nắm bắt thị trường, mạnh dạn ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao hiệu quả trồng vú sữa tím, nhất là thực hiện tốt việc liên kết, bảo đảm đầu ra ổn định cho trái vú sữa tím. Từ đó, góp phần xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy kinh tế - xã hội ở địa phương ngày càng phát triển./.