Các đồng lãnh đạo tỉnh, huyện và tập đoàn Quế Lâm
Mỏ Ó là ấp ven biển của xã Trung Bình, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng, tiếp giáp với cửa sông Mỹ Thanh, có diện tích tự nhiên là 814ha, trong đó có 4,5ha đất trồng Dưa hấu do Chi hội Nông dân nghề nghiệp quản lý. Trong nhiều năm qua, ngành nông nghiệp trồng trọt không ngừng phát triển, mang lại thu nhập cao, nhất là trồng dưa hấu rất được bà con nông dân quan tâm. Trên cơ sở đó, Hội Nông dân xã phối hợp các ngành chuyên môn mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật; xây dựng mô hình trồng dưa hấu chuyên canh, trong đó có mô hình “Trồng dưa hấu hữu cơ”,…Thông qua các lớp tập huấn hội viên, nông dân đã mạnh dạn đầu tư, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như: Hệ thống tưới thông minh (nhỏ giọt); sử dung phân hữu cơ trong chăm sóc cây giống,… qua đó sản phẩm đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, tăng thu nhập góp phần giảm nghèo tại địa phương.
Sau khi mô hình “Trồng dưa hấu hữu cơ”đi vào hoạt động, đã nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của bà con nông dân, cũng sự cạnh tranh hàng hóa trên thị trường,...Từ những kiến thức tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, quy trình chăm sóc, bón phân.Bà con đã áp dụng vào việc canh tác trồng dưa hấu hữu cơ đạt hiệu quả đáng kể, cụ thể là: Năng suất vụ sau cao hơn vụ trước, từ 4 tấn/công, tăng lên 5,5 tấn/công; sản phẩm dưa hấu hữu cơ được Tập đoàn Quế Lâm bao tiêu đầu ra, giá sản phẩm giao động từ 9.000 đến 12.000 đồng/kg, trừ các khoản chi phí bà con nông dân lãi trên 30 triệu đồng/công/vụ.Từ những lợi nhuận mang lại, thực tế cho thấy, mô hình không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, mà còn giúp hơn 40 lao động trong và ngoài địa phương có việc làm thường xuyên với mức thu nhập trung bình 5 - 7 triệu đồng/người/tháng. Bên cạnh đó, hình thành ở bà con nông dân ý thức đoàn kết giúp nhau làm kinh tế, tích cực tham gia các phong trào của địa phương, các hoạt động xã hội từ thiện,…
Qua một buổi khảo sát các đồng chí lãnh đạo tỉnh, huyện cùng các ngành chuyên môn nhận định: Dưa hấu được trồng tại vùng ven biển Trần Đề đã khẳng định được chất lượng với độ ngọt đậm đà và màu sắc đặc trưng. Với lợi thế thổ nhưỡng của vùng kết hợp với quy trình kĩ thuật canh tác theo hướng sạch, an toàn và hệ thống tưới nhỏ giọt đã giúp lá cây dày, thân dây cứng, vỏ mỏng, trái dưa to và có trọng lượng nặng hơn so với những rẫy dưa lân cận.
Rẫy dưa hấu hữu cơ
Bên cạnh đó, Tập đoàn Quế Lâm cũng khẳng định trong thời gian tới tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích mô hình hữu cơ trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng nói chung, huyện Trần Đề nói riêng, trong đó có “Dưa hấu hữu cơ”của ấp Mỏ Ó. Bởi vì trồng dưa hấu vốn là mô hình phù hợp với địa phương thường xuyên chịu tác động của hạn mặn như Trần Đề, nên vấn đề quan trọng là làm sao để bà con tiếp tục duy trì, mà duy trì như thế nào để có hiệu quả và trồng hữu cơ là giải pháp tốt nhất.