Quang cảnh Hội nghị trực tuyến tại điểm cầu tỉnh Sóc Trăng
Hiện nay, tại Trung ương Hội có 01 trung tâm và 51 Trung tâm ở các tỉnh, thành phố. Hàng năm, các Trung tâm và các cấp Hội đã có nhiều hoạt động tư vấn, hỗ trợ nông dân, dạy nghề với nhiều hình thức đa dạng, cụ thể. Theo đó, đã tổ chức chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ mới cho hàng nghìn lượt hội viên, nông dân, hỗ trợ nông dân xây dựng các mô hình hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, tổ chức cung ứng phân bón, giống cây trồng, thức ăn chăn nuôi, máy nông cụ cho nông dân, liên kết các nông sản khó khăn giữa các tỉnh, thành phố trên cả nước. Tuy nhiên còn những khó khăn, vướng mắc như: Hoạt động của các Trung tâm chủ yếu là tự phát, thiếu tính liên kết giữa các Trung tâm trong hệ thống Hội, vai trò của Trung tâm Hỗ trợ nông dân nông thôn Trung ương Hội với hệ thống Trung tâm các tỉnh, thành Hội chưa rõ và chưa có cơ chế phối hợp và quảng bá các sản phẩm Ocop tại các cửa hàng nông sản an toàn tại các tỉnh chưa có chặt chẽ. Các mô hình dạy nghề của các tỉnh phải có tính thiết thiệt theo yêu cầu lao động nông thôn tại địa phương để thực hiện tốt mục tiêu đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, tăng thu nhập thực tế, trang bị kiến thức và kỹ năng nghề phù hợp với đối tượng học nghề. Tại hội nghị trực tuyến, các đại biểu đã trao đổi thảo luận về tên gọi, tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, về tự chủ tài chính. Đối với Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh Sóc Trăng trình Ủy ban nhân dân tỉnh Đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết tại Trung tâm sử dụng tài sản công đúng mục đích, tháng 4 năm 2023 Trung tâm khai trương cửa hàng sản phẩm Ocop - Nông sản an toàn tại huyện Mỹ Tú và trong năm 2023 khai trương cửa hàng tại Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố trưng bày sản phẩm Ocop và tiềm năng Ocop, đặc sản vùng của tỉnh để quảng bá nông sản sạch của bà con nông dân đến người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Về chương trình hỗ trợ Trung tâm phối hợp với Công ty cổ phần nước môi trường Bình Dương về phân bón hữu cơ con Voi Bình Dương cho hội viên, nông dân mua phân bón theo hình thức chậm trả và có lợi cho bà con nông dân. Ứng dụng sử dụng các chế phẩm sinh học trong chăn nuôi, trồng trọt đem lại hiệu quả kinh tế cao, gắn phát triển sản xuất với bảo vệ môi trường theo hướng bền vững; cung ứng hàng ngàn tấn giống, hàng trăm ngàn cây con giống các loại có chất lượng cho hội viên, nông dân trong tỉnh.
Phát biểu kết luận tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Cao Xuân Thu Vân ghi nhận, biểu dương những kết quả đạt được của các Trung tâm trong thời gian qua, đồng thời đề nghị trong thời gian tới, Ban Thường vụ Hội Nông dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo Trung tâm thực hiện các chương trình dự án phát triển kinh tế, xã hội, tiếp tục xây dựng đề án việc làm, xây dựng phương án tự chủ tài chính và xây dựng phương án sử dụng tài sản công đúng mục đích sử dụng. Rà soát lại tất cả các nội dung hỗ trợ nông dân, trong đó chú trọng hoạt động Hỗ trợ nông dân. Đồng thời, cần chủ động liên kết với các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, Hợp tác xã xây dựng các mô hình, chuyển giao khoa học kỹ thuật, cung cấp thông tin, quảng bá, kết nối tiêu thụ nông sản, triển khai tốt hoạt động hỗ trợ nông dân tại địa phương./.