Hỏi về Chính phủ điện tử
hính phủ điện tử là một trong những mục tiêu của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010, được ghi nhận ở mục tiêu thứ 9, cụ thể là “Nền hành chính nhà nước được hiện đại hóa một bước rõ rệt. Các cơ quan hành chính có trang thiết bị tương đối hiện đại phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước kịp thời và thông suốt. Hệ thống thông tin điện tử của Chính phủ được đưa vào hoạt động”. Ngày 25/7/2001, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tin học hóa quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2005 tại Quyết định số 112/2001/QĐ-TTg, gọi tắt là Đề án 112. Đây là một Đề án quan trọng, là bộ phận cấu thành của Đề án đổi mới phương thức điều hành và hiện đại hóa công sở của hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn I (2003-2005) thuộc Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010. Đến nay, nhiều hoạt động của Đề án 112 đã được thực hiện và bước đầu thu được một số kết quả tích cực. Sắp tới, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 4346/VPCP-CCHC ngày 05/8/2005 về việc thông báo ý kiến Thủ tướng Chính phủ về khởi động Chính phủ điện tử, Ban Điều hành Đề án 112 sẽ tiến hành tổng kết giai đoạn I (2001-2005) và chuẩn bị giai đoạn II (2006-2010) thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010, việc tổng kết này theo chỉ đạo, hướng dẫn của Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tại Công văn số 01/BCĐCCHC ngày 06/5/2005. Đồng thời, cũng xin thông tin để Bạn được biết, trong phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 12/2004, Chính phủ đã nghe và cho ý kiến về Kế hoạch tổng thể phát triển Chính phủ điện tử Việt Nam đến năm 2010, do Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông trình. Đến nay, Bộ Bưu chính Viễn thông đã có Tờ trình Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch khởi động Chính phủ điện tử Việt Nam trong năm 2005, và dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về khởi động xây dựng Chính phủ điện tử Việt Nam năm 2005 (Tờ trình số 349/TTr-BBCVT ngày 17/3/2005), kèm theo ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, đã được trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành trong thời gian tới. Đồng thời, theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Bưu chính Viễn thông phải khẩn trương hoàn chỉnh Kế hoạch tổng thể phát triển Chính phủ điện tử đến năm 2010, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt./
Được gởi bởi: Đặng Hoàng Yến Nhi
Vào lúc: 20/07/2021
Tra loi ban hoi
Được trả lời bởi:
vào lúc 24/07/2021
DSADSA
DSADAS
Được gởi bởi: DSADAD
Vào lúc: 19/07/2021
Đặng Hoàng Yến Nhi trả lời
Được trả lời bởi:
vào lúc 20/07/2021
DSADA
DSADSA
Được gởi bởi: Đặng Hoàng Yến Nhi
Vào lúc: 19/07/2021
Đặng Hoàng Yến Nhi 2 trả lời
Được trả lời bởi:
vào lúc 20/07/2021
Quy định, chế độ, chính sách cho thôi cho thôi việc đối với người bệnh.
Tôi là cán bộ công chức cấp xã từ tháng 9/2005 đến tháng 9/2014. Tháng 6/2014 tôi bị bệnh nhồi máu não (bệnh tai biến) nguyên nhân là do bị bệnh đa hồng cầu, tôi có làm 02 lá đơn (một lá đơn 6/2014 và một lá đơn 7/2014) xin phép cơ quan cho tôi nghỉ phép để tôi dưỡng bệnh. Cơ quan của tôi đồng ý cho tôi nghỉ phép. Nhưng đến tháng 8 năm 2014 tôi có tiếp tục làm đơn xin nghỉ phép, thì cơ quan của tôi không đồng ý nhận đơn của tôi. Với lý do là hết thời hạn nghỉ phép theo luật viên chức 2014 và yêu cầu tôi đi làm việc trở lại. Tôi không đồng ý đi làm. Vì lý do tôi còn bệnh, chưa bình phục. Trong thời gian nghỉ tôi vẫn hưởng đầy đủ chế độ như khi làm việc (lương, BHXH, BHYT). Nhưng sau tháng 9/2014 đến nay, tôi không được hưởng bất kì một khoảng trợ cấp nào từ phía cơ quan của tôi (lương, BHXH, BHYT,...).Mặc dù tôi có làm đơn xin nghỉ phép tiếp tục, nhưng cơ quan của tôi không đồng ý nhận đơn và ra 01 thông báo yêu cầu tôi đi làm việc trở lại. Tôi không đồng ý đi làm. Vì lý do tôi còn bệnh, chưa bình phục. Xin cho tôi hỏi: 1- Cơ quan tôi thực hiện như vậy có đúng với quy định của pháp luật hay không? (vì tôi chưa có quyết định cho thôi việc từ phía cơ quan của tôi hay bất kỳ văn bản nào liên quan đến việc thôi cấp lương cho tôi). Việc cơ quan của tôi đánh giá tôi 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiêm vụ có đúng với quy định của pháp luật không? Vì tôi bị bệnh nên tôi mới nghỉ việc và tôi cũng không được hưởng lương, trợ cấp từ phía cơ quan của tôi đã 02 năm nay rồi (từ 10/2014 đến nay). 2- Khi cơ quan của tôi quyết định cho tôi nghỉ việc theo nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 hay nghị định số 46/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2010 có đúng với quy định của pháp luật hay không? 3- Khi cơ quan của tôi quyết định cho tôi nghỉ việc, thì chế độ, chính sách của tôi được hưởng như thế nào? Tôi có được hưởng chế độ cho thôi việc, theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về việc tinh giảm biên chế hay không? (hiện mức lương cơ bản của tôi khi nghỉ dưỡng bệnh có hệ số là 3,33 bậc 4).
Được gởi bởi: Đặng Hoàng Yến Nhi
Vào lúc: 07/07/2021
Sở Nội vụ trả lời ông/bà như sau: Căn cứ điểm a Khoản 1 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về điều kiện hưởng lương hưu thì: “1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;” Ngoài ra, căn cứ Điều 61 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì: “Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.” Như vậy, trường hợp của ông đủ điều kiện về số năm đóng bảo hiểm xã hội nhưng chưa đủ tuổi hưởng lương hưu thì ông có thể nghỉ việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và chờ đến khi đủ 60 tuổi thì làm thủ tục hưởng lương hưu hoặc có thể đi giám định suy giảm khả năng lao động để nghỉ hưu trước tuổi. Điều kiện hưởng lương hưu trước tuổi, khi suy giảm khả năng lao động được quy định tại Điều 55, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau: “1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên; b) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; c) Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.“ Chiếu theo quy định trên, trường hợp của ông 52 tuổi và có 23 năm đóng bảo hiểm xã hội nên chỉ cần có mức suy giảm lao động từ 61 % trở lên là có thể làm hồ sơ hưởng lương hưu trước tuổi. Mức lương hưu hằng tháng được quy định tại Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau: “1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%. 2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau: a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm; b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm. Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%. 3. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%. Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.” Trong trường hợp ông là công chức/viên chức, chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định, xin thôi việc và được sự đồng ý của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền thì được hưởng trợ cấp thôi việc; mức hưởng được quy định tại Nghị định 46/2010/ NĐ-CP (công chức) hoặc Nghị định 29/2012/NĐ-CP. Do thông tin ông/bà cung cấp chưa cụ thể, đề nghị ông/bà liên hệ thêm với Bảo hiểm xã hội thành phố để có thêm thông tin chính xác đối với trường hợp của mình./.
Được trả lời bởi:
vào lúc 20/07/2021
CHÍNH SÁCH NGHỊ ĐỊNH MỚI
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Truy cập hôm nay : 56
Truy cập trong 7 ngày :428
Tổng lượt truy cập : 44134